10 mẹo hay nhất cho nam giới bị tiểu đường
Bất chấp còn nhiều khó khăn bủa vây và đối mặt với nhiều thay đổi, biến động… thị trường ô tô Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng doanh số trong năm 2024 sau bước sụt giảm đáng kể trong năm 2023. Trong đó, các thương hiệu có thế mạnh về sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tiếp tục chiếm ưu thế về lượng ô tô bán ra trên thị trường trong năm 2024 đầy biến động.Theo số liệu bán hàng được Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố, trong năm 2024, doanh số bán ô tô các loại của các thành viên thuộc VAMA đạt tổng cộng 340.142 xe ô tô các loại, tăng 38.153 xe tương đương 12,6% so với năm 2023. Tương tự những năm trước, lượng ô tô mới bán ra thị trường Việt Nam chủ yếu tập trung ở phân khúc xe du lịch. Cụ thể, doanh số bán ô tô du lịch của các thành viên VAMA trong năm qua đạt 257.900 xe, tăng 12%; xe thương mại đạt 79.332 xe, tăng 15% so với năm 2023. Nếu tính cả doanh số bán ô tô điện của VinFast (đạt hơn 87.000 xe) và ô tô Hyundai do TC Motor lắp ráp, phân phối tại Việt Nam (đạt 67.168 xe), trong năm 2024 người Việt đã mua sắm khoảng 500.000 xe ô tô mới các loại. Con số này chưa bao gồm doanh số bán hàng của các thương hiệu ô tô nhập khẩu như Mercedes-Benz, Audi, Jaguar Land Rover, Volvo, Nissan, MG… cũng như gần chục thương hiệu ô tô Trung Quốc đã gia nhập thị trường Việt Nam.So với năm 2023, sức mua trên thị trường ô tô đã có sự hồi phục đáng kể. Kết quả này một phần đến từ chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ. Cụ thể, từ tháng 9 - 11.2024, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp sản xuất trong nước theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP đã góp phần kích cầu thị trường. Trong khi đó, ô tô thuần điện chạy bằng pin cũng được ưu đãi lệ phí trước bạ ở mức 0%. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến nỗ lực của các nhà sản xuất, phân phối trong việc liên tục tung ra thị trường những mẫu mã mới, đồng thời liên tục áp dụng chương trình ưu đãi, giảm giá xe để thu hút khách hàng.Sức mua trên thị trường ô tô hồi phục tạo động lực thúc đẩy doanh số bán hàng của nhiều hãng xe tăng trưởng trong năm 2024. Trong đó, với việc tiên phong trong cuộc đua điện khí hoá, ô tô VinFast đã được người Việt đón nhận ngày càng nồng nhiệt. Hãng xe điện Việt Nam đã bán ra thị trường hơn 87.000 ô tô điện trong năm 2024, qua đó vươn lên dẫn đầu thị trường đồng thời lần đầu tiên vượt mặt các thương hiệu từng bán chạy hàng đầu Việt Nam như Toyota, Hyundai, Kia… Kết quả VinFast đạt được trong năm 2024 ngoài việc đến từ các lô xe bán cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách, taxi công nghệ… cũng có đóng góp khá lớn từ nhóm khách hàng cá nhân, mua xe gia đình. Trong đó, VinFast VF 5 là mẫu ô tô điện hút khách nhất với doanh số đạt hơn 32.000 xe. Mẫu xe cỡ nhỏ VinFast VF 3 dù mới gia nhập thị trường cũng tạo nên kỳ tích đáng ghi nhận với khoảng 25.000 xe đến tay khách hàng Việt Nam trong năm 2024.Hyundai xếp thứ hai với 67.168 xe bán ra trong năm 2024, giảm nhẹ xe so kết quả đạt được năm 2023. Hãng xe Hàn đã nỗ lực điều chỉnh giá bán, làm mới mẫu mã với Accent, Santa Fe thế hệ mới... Trong đó, Hyundai Accent vẫn là mẫu xe hút khách nhất của hãng xe Hàn với doanh số bán đạt 13.538 xe. Toyota rơi xuống vị trí thứ 3 dù đã bán được 66.576 xe, tăng hơn 9.000 xe so với năm 2023. Hãng xe Nhật Bản sở hữu danh mục sản phẩm khá đa dạng và bổ sung phiên bản hybrid cho nhiều mẫu mã. Tuy nhiên, đóng góp đáng kể vào doanh số bán của Toyota năm 2024 vẫn đến từ những cái tên quen thuộc như Vios, Yariss Cross, Corolla Cross hay Veloz Cross.Các vị trí tiếp theo thuộc về Ford với hơn 42.000 xe bán ra đã phá kỷ lục của chính thương hiệu ô tô Mỹ kể từ khi gia nhập thị trường Việt Nam. Mitsubishi cũng có bước tiến đáng khích lệ với hơn 41.000 xe bán ra, phần lớn trong số này đến từ bộ đôi Xpander và Xforce. Kia và Mazda do THACO AUTO lắp ráp, phân phối đều bán hơn 32.000 xe tại Việt Nam trong năm 2024. Doanh số toàn ngành gia tăng, xu hướng mua sắm ô tô của người Việt cũng có sự thay đổi so với năm 2023 khi lượng tiêu thụ xe sedan đang giảm, thay vào đó người Việt chuyển sang mua sắm các dòng xe SUV đô thị, SUV 7 chỗ, MPV nhiều hơn cũng như ngày càng chuộng ô tô điện và xe hybrid hơn.Anh em cưới vợ, dạm ngõ cùng ngày rồi đón con đầu lòng cùng ngày
Tuy nhiên, đặc trưng của mô tơ điện chính là không có độ trễ như động cơ xăng khi phải chờ đạt tới vòng tua nhất định mới có thể phát huy hết sức mạnh hay lực kéo. Do đó, khi bạn nhấn ga tăng tốc thì mô tơ được kích hoạt và cung cấp lực kéo tức thì, tạo nên cảm giác tăng tốc đầy phấn khích.
Tái khởi động đấu giá đất Thủ Thiêm có khả thi?
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Chiều 17.1, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM phối hợp Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) tổ chức hội thảo tham vấn chuyên gia khoa học về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fintech) hướng đến phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM. Theo TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, tinh thần chung là Trung tâm tài chính quốc tế phải có những chính sách đột phá để thúc đẩy các lĩnh vực mới phát triển nhưng phải quản trị được rủi ro. Trong đó tiền mã hóa phải có những quy định cụ thể, có văn bản pháp lý khả thi trong khi lĩnh vực này ẩn chứa nhiều rủi ro như rửa tiền, tội phạm công nghệ... Tương tự, việc xây dựng cơ chế sandbox cần phải được đặt ra đối với giải pháp công nghệ hỗ trợ tuân thủ quy định cho các lĩnh vực tài chính, ngân hàng; công nghệ chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo và cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng, ưu đãi về thuế, hỗ trợ tiếp cận vốn như thế nào? Hay cơ chế chính sách, lộ trình phát triển sản phẩm, giao dịch liên quan đến tài sản mã hóa, tiền mã hóa như thế nào? Việc phát hành, sở hữu và giao dịch các token sẽ ra sao... là những vấn đề cần có ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học để làm cơ sở trình dự thảo lên Chính phủ. Ông Đức Trần - quỹ đầu tư IDG Capital VN khẳng định, có một làn sóng Blockchain hóa mọi ngành nghề trong đó, Fintech là ngành có ứng dụng công nghệ này mạnh mẽ nhất trong thời gian qua. Xu hướng phát triển công nghệ Blockchain hay Fintech là tất yếu nên cách tiếp cận là vừa làm vừa xếp hàng để tiết kiệm thời gian. "Trước đây Việt Nam cũng đã có những thử nghiệm như cổng thanh toán trung gian/ví điện tử và đã có nhiều đơn vị tham gia. Trong quá trình thực hiện thị trường cũng có sự thanh lọc. Từ kinh nghiệm có thì thấy thời gian thực hiện sandbox cho nhiều lĩnh vực mới trong khoảng 2 năm là hợp lý. Các cơ chế thử nghiệm phải độc lập với hệ thống tài chính, ngân hàng hiện tại; phải đảm bảo hệ thống kết nối được với quốc tế và phải khai thác được lợi thế hiện tại của Việt Nam như dân số trẻ, nhiều kỹ sư, ham học và khai thác được khoảng 8 triệu tài khoản tiền mã hóa hiện có", vị này nói. Ông Đức Trần nhấn mạnh: Về mặt kỹ thuật, công nghệ lập sàn giao dịch tài sản mã hóa, tiền mã hóa khá đơn giản nhưng cái khó là cho bao nhiêu sàn? Ai là đơn vị quản lý sàn? Lợi thế của đồng tiền mã hóa là vô danh nhưng nếu kiểm soát một sàn tập trung thì mọi người có tham gia không? Ví dụ nhà nước lập 1 sàn, cho 2 sàn tư nhân và 1 sàn quốc tế thì được không? Luật sư Trần Anh Đức - A&O Shearman, thông tin nhiều công ty nước ngoài đã và đang quan tâm tìm hiểu đến Fintech tại Việt Nam như có được mở sàn giao dịch tiền mã hóa, tài sản mã hóa hay không? Người Việt Nam có được mở tài khoản không? Công ty nước ngoài có được mở ngân hàng số, tài khoản số được không? Ví dụ công ty taxi có nhu cầu cần giải pháp đột phá về thanh toán tiện lợi để người dùng mở tài khoản trực tiếp với công ty thì hiện nay không làm được. Công ty nước ngoài có xin được giấy phép mở trung gian thanh toán hay không? Hơn nữa, một vướng mắc lớn nhất là tài sản số chưa được công nhận. Cũng như điểm chung của các trung tâm tài chính quốc tế là không kiểm soát ngoại hối gồm chuyển tiền, chuyển đổi tự do tiền VND sang ngoại tệ khác trong khi Việt Nam vẫn đang kiểm soát chính sách này. Vậy liệu có thể lập sandbox cho các vấn đề này hay không khi TP.HCM có Trung tâm tài chính quốc tế...
Trung Quốc tái cơ cấu quân đội lớn nhất kể từ năm 2015
Sáng 22.1, Tỉnh ủy Hà Giang đã tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Theo đó, Bộ Chính trị quyết định phân công, chỉ định ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025.Tại hội nghị, Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc thay mặt Bộ Chính trị trao quyết định, tặng hoa chúc mừng ông Hầu A Lềnh nhận nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang.Ông Hầu A Lềnh (52 tuổi), quê quán tại TX.Sa Pa, tỉnh Lào Cai, trình độ thạc sĩ khoa học nông nghiệp, cao cấp chính trị. Ông Hầu A Lềnh là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa: X, XI (dự khuyết); XII, XIII.Ông Hầu A Lềnh là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, trải qua nhiều vị trí công tác từ địa phương tới T.Ư, như: Trợ lý nghiệp vụ Cục 16, Tổng cục II (Bộ Quốc phòng); cán bộ Ban Tổ chức Huyện ủy Sa Pa; Bí thư Huyện đoàn Sa Pa; Bí thư Huyện ủy Sa Pa; Phó bí thư Tỉnh ủy Lào Cai rồi Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Phó chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII, IX.Từ tháng 4.2021 tới nay, ông Hầu A Lềnh được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.Trước đó, từ tháng 5.2023, ông Nguyễn Mạnh Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy, được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang sau khi ông Đặng Quốc Khánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ TN-MT.Tại hội nghị, Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc cho biết, Bộ Chính trị đánh giá ông Hầu A Lềnh là cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và có tư duy nhạy bén, phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, quyết liệt, sâu sát cơ sở. Việc ông Hầu A Lềnh được Bộ Chính trị giao trọng trách mới là Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang thể hiện sự tin tưởng, ghi nhận của Bộ Chính trị đối với ông.Trưởng ban Nội chính T.Ư cũng đề nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, lãnh đạo các cấp, các ngành trong toàn tỉnh Hà Giang tăng cường đoàn kết, cùng ông Hầu A Lềnh gánh vác công việc, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ của Hà Giang.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh bày tỏ việc được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang là sự ghi nhận, tin tưởng của Bộ Chính trị, cũng là trọng trách được Đảng, Nhà nước giao.Ông Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới cực bắc của Tổ quốc, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, ông Hầu A Lềnh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của T.Ư và các bộ, ngành. Tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cũng hứa sẽ cùng với Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được trong các nhiệm kỳ vừa qua, phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các năm tiếp theo.